Chú Giải Tin Mừng Ngày 19.12 Tuần Bát Nhật Trước Giáng Sinh (Lc 1,5-25) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
NGÀY 19.12 TUẦN BÁT NHẬT TRƯỚC GIÁNG SINH
TIN MỪNG: Lc 1,5-25

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc: Ti 13,2-7. 24-25.

Truyện Samson sinh ra. Lịch sử Israel đầy Chủ đề Về

những cuộc sinh hạ đầy lạ lùng. Công trình Thiên Chúa làm cho người ta lúng túng sửng sốt. Nhưng cuộc sinh hạ lạ lùng trong Thánh Kinh ghi dấu sự can thiệp đặc biệt của Thiên Chúa, loan báo tình mẫu tử trinh khiết của Đức Maria, Isave, Samson, Samuel, Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu.

Những trẻ em “Chúa ban”…

Mỗi lần Thiên thần hiện ra với Cha đứa trẻ.

Mỗi lần người cha vẽ ra một ngăn trở không thể vượt qua như tuổi già, sự son sẻ…

Mỗi lần Thiên thản đáp lời và cho một “dấu chỉ”.

Mỗi lần chính Thiên Chúa đặt tên cho con trẻ.

Thiên thần hiện ra với bà ấy (là vợ của-manuel) rằng: "Người son sẻ không con! nhưng sê được thụ thai và hạ sinh một con trai... nó là người được hiến dâng cho Thiên Chúa từ thuở nhỏ và từ lòng mẹ".

Để nhấn mạnh rằng: Sức khỏe của Samson không phải tự mình ông, nhưng là ơn của Thiên Chúa. Thánh kinh nhấn mạnh rằng: Sức mạnh này được Chúa hứa ban trước khi ông sinh ra, vào một lúc rõ ràng con người tỏ ra yếu đuối.

Sự yếu đuối được trình bày bằng sự bé bỏng của con trẻ và bằng sự son sẻ của người mẹ. Điều con trẻ trở nên khi lớn nên là một ơn nhưng không.

Phải Thiên Chúa thực sự không ra vẻ đứng về phía sức mạnh. Trái lại sự yếu đuối xem ra là dấu hiệu tốt nhất mới có thể ban từ Người.

Vì thế, đời sống hoàn toàn yếu đuối của Chúa Giêsu trên trần gian, vượt xa một mở ngoặc đặc biệt trong đời

sống vĩnh cửu của một Thiên Chúa toàn năng, dường như là phản ảnh hoàn hảo nhất của điều Thiên Chúa muốn có là Tình yêu.

Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi mơ mộng được nên vĩ đại.

Tuổi trẻ của Chúa, sự khiêm tốn của Mẹ Chúa, thất bại rõ rệt của Thánh Giá Chúa.

Chính nó sẽ bắt đầu giải phóng Israel.

Samson chỉ là một cứu tinh tạm thời,.một nhà giải phóng chiến đấu với kẻ thù nhân loại của Israel. Nhưng

qua sự giải thoát tạm thời này, chính Thiên Chúa giúp dân Người về phương diện nhân loại, để thấy được một cuộc giải phóng" khác.

Chúa Giêsu, chính Người là Đấng Cứu Thế thực sự. Tên Người là Giêsu, theo tiếng Do Thái có nghĩa là Thiên Chúa cứu thoát.

Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi tội lỗi, khỏi mọi sự dữ.

Vậy ngươi hãy cẩn thận, đừng uống rượu và thức có men.

Đây là dấu chỉ đời sống khắc khổ dấu chỉ của “nazir" người từ khước nhiều sự để được tự hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa. Chính Gioan Tẩy Giả cũng là một nazir. Đây là nguồn gốc xa xưa của đời sống tự trị, tận hiến.

Hài nhi lớn lên và Thiên Chúa chúc phúc cho nó và thần trí Chúa bắt đầu ở với nó.

Theo lịch sử chúng ta biết rằng Samson đã không luôn xứng đáng với sứ mệnh ông đã lãnh nhận ông đã chết đúng vào ngày ông dùng sức mạnh siêu nhiên để thủ lợi không phải như ơn Thiên Chúa: nhưng như danh vị vinh quang cá nhân.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con luôn biết đặt mình theo Thánh Thần Chúa đưa dẫn.

Bài đọc II: Lc 1,5-25

Giacana.. Êlisabét..Cả hai là người công chính trước mặt Thiên Chúa.

Chúng ta sẽ đọc một "loan báo" khác, loan báo về việc

sinh hạ Gioan Tẩy Giả. Ơn gọi của Gioan Tẩy Giả - kẻ sẽ đi trước mặt Thiên Chúa”. - được chuẩn bị trong tâm hồn và trong nếp sống của cha mẹ ông, là những người luôn sống trước mặt Thiên Chúa.

Đó là trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ. Ngay trước khi sinh thành và giáo dục con cái, qua cách sống của mình, họ đã giữ phần tác động ảnh hưởng đến cuộc sống khác.

Lạy Chúa, con cầu xin Chúa - cho tất cả các cha mẹ trên trái đất. Chớ gì họ được sung sướng vì con cái. Chớ

gì họ luôn ý thức đến vai trò giáo dục, một vai trò mà trước hết họ cần đặt nền tảng trong cách sống của họ.

Êlisabet son sẻ... Và Giacaria, không tin có thể xảy ra một việc sinh hạ như thế ông nghi ngờ.

Xét về phương diện con người điều đó cũng để hiểu thôi: “Tôi đây đã già và vợ tôi cũng đã cao niên". Thông thường, không còn có hy vọng sinh nở được nữa. Vì thế, đó là một việc sinh hạ ngoại thương, cũng giống như việc sinh hạ Chúa Giêsu. Và thánh Luca trưng dẫn một vài vụ hạ sinh - lạ thường trong Cựu ước: Isaac, được sinh ra từ Abraham đã già và Sara son sẻ.. Samuel, ra đời như một ân huệ của Thiên Chúa dành cho một người mẹ đáng thương không con cái... Rồi Giuse và Samson, v.v... Một đề tài Kinh thánh loan báo sự kiện Đức Maria làm mẹ mà vẫn còn trinh khiết: Đối với Thiên Chúa, không việc gì mà không làm được.

Giacaria, đừng sợ. Người sẽ được vui mừng hân hoan. Và nhiều người cũng sẽ vui mừng, vì việc trẻ sinh ra.

Ơn cứu độ khởi sự? Bắt đầu một chuỗi dài mừng vui. Tin Mừng về đời thơ ấu ngập chìm trong bầu khí hân hoan. Đó là bối cảnh chuẩn bị lễ Noel và Năm mới.

Trẻ này sẽ đi trước mặt Thiên Chúa, trong thần trí và quyền lực của Elia.

Sự kiện Kinh thánh: Êlia là tiên tri đầu tiên... là người lo lắng cho vinh quang Thiên Chúa... là vị mà người ta mong chờ sẽ trở lại để chuẩn bị cho "Cứu Chúa" đến.

Gioan Tẩy Giả, cũng như cha mẹ ông, sẽ đi trước mặt Thiên Chúa. Tôi có bước đi trước nhan Thiên Chúa không?

Để đổi lòng dạ cha ông về với con cháu, kẻ ngỗ nghịch về lại với lương tri của những người công chính, dọn cho Chúa một đoàn dân chuẩn bị.

Vai trò tuyệt vời: làm việc cho Thiên Chúa chuẩn bị con người “đón nhận" Thiên Chúa. Sự kiện Kinh thánh:

ở đây thánh sử trích dẫn một lời của tiên tri Malakia

( 2,6).

Tôi có làm việc cho Thiên Chúa không?

Trong thế giới ngày nay, có nhiều cách "chuẩn bị”? Nhờ lạc quan chiêm ngắm, tôi tìm kiếm trong những trào lưu đương thời, những gì đang được manh nha chuẩn bị. Tôi có dự phần vào đó không? Chớ gì Nước Chúa trị đến '?

Ta là Gabriel ta đứng chầu trước mặt Thiên Chúa ta được sai đến nói với ngươi và báo cho ngươi tin lành này.

Hiện diện trước Thiên Chúa “trước mặt Thiên Chúa” câu nói luôn gợi lại phần đầu của đoạn 'Tin mừng. Tôi cần suy nghĩ đến ý nghĩa của lời diễn tả. Con hiện diện trước mặt Chúa, dưới con mắt Chúa... do đó, con không khi nào cô lẻ.

“Tin Mừng” Điều gì đến từ Thiên Chúa đầu tốt lành.

Tôi nhẩn nha suy nghĩ xem điều gì đang đến với tôi trong lúc này, và nó có thể là một Tin Mừng vui, nếu tôi biết nhìn xa hơn những vẻ bên ngoài.

Ngươi sẽ nín câm và không nói được... bởi vì. Ngươi đã không tin... Êlisabét nói rằng: "Chúa đã làm cho tôi thế này.

Thái độ nghi ngờ của Giacaria đã khiến ông bị lặng câm cho đến..ngày ông sẽ hát vang bài ca khúc tụng".

Còn Êlisabét đã ca lên tâm tình tạ ơn trong lòng rồi.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Truyền tin cho ông Gia-ca-ri-a

5 Thời vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê, có một vị tư tế thuộc nhóm A-vi-a, tên là Gia-ca-ri-a; vợ ông là bà Ê-li-sa-bét cũng thuộc dòng tộc tư tế A-ha-ron.6 Cả hai ông bà đều là người công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai chê trách được điều gì.7 Nhưng họ lại không có con, vì bà Ê-li-sa-bét là người hiếm hoi. Vả lại cả hai đều đã cao niên.

8 Chuyện xảy ra trong lúc ông đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa theo phiên nhóm của ông. 9 Trong cuộc bắt thăm thường lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm được vào dâng hương trong Đền Thờ của Đức Chúa, 10 còn toàn dân đông đảo thì cầu nguyện ở bên ngoài, trong giờ dâng hương.

11 Vậy một sứ thần của Thiên Chúa hiện ra với ông đứng bên phải hương án. 12 Thấy vậy, ông Da-ca-ri-a bối rối và nỗi sợ hãi ập xuống trên đầu ông. 13 Nhưng vị sứ thần bảo ông: “Này ông Da-ca-ri-a, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Ê-li-sa-bét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an. 14Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được vui mừng hỷ hoan ngày con trẻ vào đời. 15Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt Chúa, rượu lạt rượu nồng em đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ, em đã đầy Thánh Thần. 16 Em sẽ đưa nhiều con cái Ít-ra-en về với Đức Chúa là Thiên Chúa của họ. 17Em sẽ đi trước mặt Người, đầy thần khí và uy quyền của ngôn sứ Ê-li-a, để làm cho lòng cha ông quay về với con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay và chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa”. 18 Ông Da-ca-ri-a thưa với sứ thần: “Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già và nhà tôi cũng đã lớn tuổi “. 19 Sứ thần đáp: “Tôi là Gáp-ri-en, hằng đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin mừng ấy cho ông. 20 và này đây, ông sẽ bị câm, không nói được, cho đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông không tin lời tôi, là những lời sẽ được ứng nghiệm thời đúng buổi”. 21 Dân chúng đợi ông Da-ca-ri-a, và lấy làm lạ sao ông lại ở trong cung thánh lâu như thế. 22 Lúc đi ra, ông không nói với họ được, và dân chúng đã biết ông thấy một thị kiến trong cung thánh. Còn ông, ông chỉ làm hiệu cho họ mà vẫn bị câm.

23 Khi thời gian phục vụ ở Đền Thờ đã mãn, ông trở về nhà. 24 Ít lâu sau, bà Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng. 25 Bà tự nhủ: “Chúa đã làm cho tôi thế đó, khi người thương cất nỗi khổ nhục tôi phải chịu trước mặt người đời”.

HOÀN CẢNH:

Trước khi tìm hiểu câu chuyện sứ thần truyền tin cho Đức Maria cưu mang và sinh hạ Đức Giêsu nơi hang đá, thánh Lu-ca dẫn cho chúng ta đến quan sát sự việc sứ thần truyền tin cho Da-ca-ri-a và việc vợ ông là bà Ê-li-sa-bét cưu mang và sinh hạ Gio-an Tẩy Giả, là người được Thiên Chúa gửi đến làm Tiền Hô dọn đường cho Đấng Cứu Thế.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng này ghi lại câu chuyện sứ thần truyền tin cho Da-ca-ra-a và việc bà Ê-li-sa-bét mang thai cách lạ lùng ông Gio-an, vị tiền hô của Đấng Cứu Thế.

TÌM HIỂU:

5”Thời vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê…”:

Câu mở đầu giới thiệu về môi trường, hoàn cảnh lịch sử và thân thế của ông Da-ca-ri-a.

“Cả hai ông bà đều là người công chính…”:

Giới thiệu hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét là tín hữu chân chính theo quan niệm của Cựu Ước, gương mẫu về mặt tuân giữ lề luật và thi hành việc tế tự.

7 “Nhưng họ lại không có con…”:

Không có con là một sự sỉ nhục (St 30,23 ; 1Sm 1,10; Is 4,1)và một hình phạt (Lv 20,20-21; 2Sm 6,23) câu này diễn tả sự đau khổ tủi buồn của hai ông bà và sự đau khổ này không có hy vọng thoát khỏi vì hai ông bà đã đến tuổi già.

Nhưng chính sự bất lực của con người về việc không có con, lại là cơ hội Thiên Chúa bày tỏ uy quyền của Người như trường hợp tổ phụ Áp-ra-ham và bà Sa-ra.

8-10 “Chuyện xảy ra trong lúc ông đang lo việc tế tự…”:

Câu này kể lại việc sứ thần hiện ra với Da-ca-ri-a trong Đền Thờ, lúc ông đang dâng hương, có đông dân chúng cầu nguyện ở bên ngoài.

11-14 “Một sứ thần của Thiên Chúa hiện ra…”:

Việc hiện ra của sứ thần ở đây không có gì mới lạ trong Cựu Ước. Đn 9,21 cũng kể việc sứ thần Gáp-ri-en hiện ra với Đa-ni-en. Nhưng Lu-ca muốn đặt hết tầm quan trọng vào tin sứ thần truyền cho ông Da-ca-ra-a về việc Ê-li-sa-bét sẽ sinh cho ông một người con trai mà phải đặt tên là Gioan.

15-17 “Vì em bé sẽ nên cao cả…”:

Đây là câu chính yếu nói về con người và sứ vụ của Gio-an Tẩy Giả.

18-22 “Ông Da-ca-ri-a thưa với sứ thần…”:

Da-ca-ri-a không thể tin ngay vào lời loan báo quá đột ngột và lạ lùng như vậy của sứ thần, nên ông đòi một dấu lạ để chứng thực lời ông vừa nghe là đúng. Việc ông xin một dấu lạ được coi như là một lỗi vì đó là dấu ông không tin vào lời sứ thần, và vì vậy ông bị câm.

Da-ca-ri-a bị câm, theo hình thức bên ngoài là một hình phạt, nhưng thực sự đây là một dấu lạ in trên thân xác ông: không được nói ra sự bí mật về việc thụ thai và sinh nở của Gio-an là điều phải được giữ kín vì khi Ê-li-sa-bét sinh con một cách bất ngờ đối với người ta sẽ là dấu chỉ cho việc Đức Mẹ sinh con mà vẫn đồng trinh sau này.

24-25 “ít lâu sau, bà Ê-li-sa-bét vợ ông có thai, bà ẩn mình …”:

Niềm vui và hạnh phúc của Ê-li-sa-bét: một bà mẹ son sẻ nhưng sinh con.

Vấn đề son sẻ được đề cập đến rất nhiều trong Cựu Ước: Sa-ra (St 16,2); Rê-béc-ca (St 25,11): Ra-khen (St 39,31); Mẹ Sam-sơn (Tp 13,2); Mẹ Sa-mu-en (1Sm 1,5) và Ê-li-sa-bét (Lc 1,7) đều là những phụ nữ son sẻ, nhưng đã sinh con và những người con của họ đều là những người đã được Thiên Chúa chọn và dùng vào trong công trình vĩ đại của Người. Điều đó cho chúng ta thấy sự bất lực của con người lại tỏ bày quyền năng của Thiên Chúa trong công việc của Người.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta nhận thức và áp dụng sau đây:

1. Đặt hoàn cảnh lịch sử trong câu chuyện Da-ca-ri-a được sứ thần báo tin bà vợ là Ê-li-sa-bét mang thai và sinh hạ Gio-an, vị Tiền Hô của Đấng Cứu Thế, lu-ca muốn cho chúng ta thấy rằng lịch sử cứu chuộc được thực hiện và được diễn ra trong lịch sử nhân loại. Điều này đòi hỏi chúng ta muốn hiểu được Lời Chúa nói với ta, chúng ta phải tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử, môi trường cụ thể … của mỗi biến cố, của từng việc và của Lời Chúa nói, để nhận ra ý Chúa. Nhìn lại lịch sử của cuộc đời mình để nhận ra tình thương quan phòng và săn sóc của Chúa đối với ta.

2. Hai ông bà Da-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét là người công chính vì đã tuân giữ luật Chúa và chu toàn bổn phận đã được trao phó. Nờ vậy hai ông bà đã được ơn lạ là sinh con trong lúc tuổi già. Chúng ta muốn được Chúa sử dụng trong công trình cứu chuộc của Người: ơn gọi giáo dân, tu sĩ, linh mục chúng ta phải chứng thực tính cách công chính của mình bằng cách thành tâm tuân giữ luật Chúa và chu toàn bổn phận của đời sống thường ngày.

3. Sứ thần truyền tin cho Da-ca-ri-a trong bầu khí thánh thiện ở Đền Thờ và trong lúc đang tiến hành bổn phận tư tế. Chúa thường dùng những trung gian Hội Thánh, hoặc tha nhân, các biến cố và các sự kiện chung quanh để nói với chúng ta. Muốn nghe được tiếng Chúa, chúng ta phải có môi trường thinh lặng, có tâm hồn thanh thoát, có bầu khí thánh thiện và nhất là có những lúc thuận tiện dành riêng cho Chúa như cầu nguyện, suy gẫm, phụng vụ…

4. Nhìn vào Gio-an:

-“Rượu lạt rượu nồng em đều không uống”: Việc không uống rượu là một dấu chỉ việc hiến dâng cho Thiên Chúa, một dấu bên ngoài để chỉ thực tại bên trong cao trọng hơn, đó là việc xức dầu thiêng liêng: Gio-an sẽ được đầy Thánh Thần Chúa. Muốn chứng thực là một người thuộc về Thiên Chúa qua bí tích Rửa Tội, qua lời khấn hay qua bí tích Truyền Chức, chúng ta phải biểu lộ một đời sống cụ thể: không còn thuộc về ma quỷ, tránh xa những thói đời và từ bỏ mọi quyến luyến thế gian.

-“Em sẽ đi trước mặt Người …”: Gio-an sẽ là vị Tiền Hô dọn đường cho Đấng Cứu Thế. Chúng ta dọn lòng người ta để ơn Chúa đến với họ: mở dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, khuyên bảo kẻ có tội…

5. Nhìn vào Ê-li-sa-bét:

- Son sẻ mà vẫn sinh con: Giá trị của sự son sẻ cũng như nghèo khó là ở thái độ của kẻ đón nhận chúng. Quả vậy, son sẻ hay nghèo khổ là một ân huệ của Thiên Chúa ban, nghĩa là nó có giá trị trước mặt Thiên Chúa nếu nó được đón nhận như một thử thách Thiên Chúa gửi đến, có sức thánh hóa con người và hướng con người về Thiên Chúa. Không bất mãn với chính mình, người son sẻ hay nghèo khó sẽ dễ mở lòng đón nhận thánh ý Chúa và kỳ vọng vào Thiên Chúa bằng lời cầu nguyện khiêm hạ hơn. Khi con người biết nhìn nhận cái bất lực của mình để đặt niềm tin vào Thiên Chúa, thì cũng là lúc con người khám phá ra quyền năng của Thiên Chúa.

6. Nhìn vào thân thế và sự nghiệp của Gio-an Tẩy Giả trong tâm tình và bầu khí của Mùa Vọng, giúp chúng ta dọn lòng mừng Chúa giáng sinh và đồng thời khích lệ chúng ta biến đổi đời sống cho phù hợp với vai trò chuẩn bị cho tha nhân để đón Chúa ngự đến.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.